
7 gợi ý giúp thương hiệu của bạn được yêu thích hơn trên mạng xã hội
7 gợi ý giúp thương hiệu của bạn được yêu thích hơn trên mạng xã hội

Đối với những doanh nghiệp e-Commerce, mạng xã hội là một phần rất quan trọng và cần thiết cho các chiến dịch marketing. Mạng xã hội không chỉ giúp xây dựng độ nhận diện thương hiệu mà nó còn là công cụ để doanh nghiệp tương tác với khách hàng. Mọi người sẽ theo dõi thương hiệu của bạn bởi vì họ thích những gì bạn cung cấp trên mạng xã hội, như chất lượng và sự giải trí của nội dung, các chương trình giảm giá và khuyến mãi, hay dịch vụ khách hàng.
Câu hỏi đặt ra ở đây là vậy làm thế nào để thương hiệu của bạn được yêu thích hơn, nổi bật hơn và mọi người nói đến nhiều hơn trên mạng xã hội? Hãy cùng tham khảo qua 7 gợi ý dưới đây của chúng tôi nhé.
1. Cung cấp những giá trị thông qua nội dung
Cung cấp cho khán giả những bài viết pha trộn nhiều thứ mới lạ sẽ là chìa khoá giúp thương hiệu của bạn được yêu thích hơn và làm bật lên được giá trị của thương hiệu bạn đang xây dựng.
Chia sẻ những liên kết tới nội dung hữu ích trên page của bạn, nhưng cũng chắc chắn rằng bạn đang kêu gọi sự chú ý của họ để có được những bài viết liên quan bổ ích khác. Điều này cho họ thấy rằng bạn đang biết mình làm gì và sẵn sàng cung cấp cho mọi người những điều hay, hữu ích, thậm chí ngay cả khi điều đó không thật sự liên quan tới thương hiệu của bạn.
Ngoài ra, đừng quên những bài viết có tính trực quan. Nghiên cứu chỉ ra rằng nội dung trực quan có thể thúc đẩy sự tham gia nghiêm túc trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, bạn hãy xem xét việc đăng nội dung mang thiên hướng tự nhiên hơn nhằm loại bỏ rào cản giữa người đọc và doanh nghiệp của bạn. Nó có thể sẽ làm tăng tỷ lệ tương tác cho page của bạn lên đáng kể đấy.
2. Mời tham gia thảo luận
Bản chất của mạng xã hội là cho mọi người một không gian ảo để có thể chia sẻ suy nghĩ, ý kiến, cảm xúc và trải nghiệm của mình với những người khác. Hãy kêu gọi cộng đồng của bạn tham gia tương tác và chia sẻ bằng những câu hỏi độc đáo, có ý nghĩa và phù hợp với insight khách hàng. Ví dụ như nếu bạn đang chuẩn bị ra mắt sản phẩm mới, hãy hỏi xin feedback của khách hàng trước để xem phản ứng và sự đón nhận của họ ra sao.

3. Hãy chân thật
Nếu bạn muốn phát triển những kết nối có ý nghĩa, cũng như số lượng thích trang và theo dõi thương hiệu của bạn tăng lên, tính xác thực trở nên quan trọng hơn và được chú trọng hơn bao giờ hết. Mạng xã hội cho các doanh nghiệp một cơ hội tốt để thể hiện với khách hàng tiềm năng rằng họ là ai, sản phẩm họ bán và dịch vụ của họ có gì nổi trội.
Phát triển một giọng nói thương hiệu và chiến lược marketing sẽ đem lại yếu tố con người và tính cách riêng cho page của bạn. Thêm vào đó, hãy thử đặt những câu hỏi có ý nghĩa và phản hồi kịp thồi với người dùng để có thể tiếp tục câu chuyện của bạn và cho mọi người thấy sự cống hiến, tích cực tham gia của thương hiệu bạn.

4. Đừng lúc nào cũng chạy khuyến mãi và giảm giá
Nếu thương hiệu của bạn chỉ đăng tải những nội dung về giảm giá, khuyến mãi thì bạn cần phải dừng việc đó lại ngay lập tức. Đó không phải là điều mà khán giả của bạn mong đợi đọc mỗi ngày, ngoài ra, nếu bạn vẫn tiếp tục duy trì cách làm đó, bạn sẽ không thể thấy được sự tăng trưởng của thương hiệu mình. Khách hàng cần được biết thương hiệu bạn đang xây dựng là gì, bạn mang đến lợi ích gì cho họ, sản phẩm hay dịch vụ của bạn có những đặc điểm nổi trội nào….
5. Kể câu chuyện liên quan đến thương hiệu và doanh nghiệp của bạn
Như đã nhắc đến ở các mục trên, mạng xã hội là không gian ảo mà người dùng của bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về thương hiệu, doanh nghiệp của bạn là ai và những giá trị mà bạn mang lại cho họ là gì.
IBM là môt công ty đã thành công trong việc kể chuyện thương hiệu và doanh nghiệp của họ trên mạng xã hội. Facebook của IBM tràn ngập những video truyền cảm hứng, các bài báo và báo giá cho thấy những công nghệ sáng tạo tuyệt vời mà họ đang mang đến cho thế giới, và điều tuyệt vời ấy ngày càng được lan rộng và cải thiện hơn theo thời gian. Trên Instagram, IBM đã cho mọi người thấy về những điều họ đang làm, về nhân sự của họ với cái nhìn hoà đồng nhưng sâu sắc hơn.

6. Nuôi dưỡng cộng đồng của bạn
Nếu bạn thật sự muốn trở thành một thương hiệu được yêu thích, bạn cần đầu tư vào sự quản lý cộng đồng trên mạng xã hội. Trong khi nỗ lực của bạn trên mạng xã hội giúp thương hiệu của bạn hướng tới những mục tiêu cụ thể như nâng cao nhận thức thương hiệu, thì quản lý cộng đồng truyền thông là về những việc nuôi dưỡng người theo dõi của bạn để phát triển lớn mạnh hơn, thu hút nhiều người tham gia hơn.
Một cách hữu dụng để làm điều này là tận dụng các tương tác và cuộc trò chuyện độc đáo trên page của bạn. Ví dụ như sử dụng thông tin bạn trích xuất từ một cuộc thăm dò trên Twitter là nội dung đăng bài cho Facebook hay Instagram. Việc này không những mang lại cho bạn và khách hàng cơ hội để tham gia, mà còn nhắc nhở người dùng rằng họ có thể theo dõi và tương tác với bạn trên nhiều kênh xã hội khác nhau.
7. Đừng lảng tránh những phản hồi, bình luận tiêu cực
Trong kinh doanh, mỗi thương hiệu và doanh nghiệp đều mơ ước rằng có thể đáp ứng được và đạt đến sự hài lòng của khách hàng. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng. Mạng xã hội ngoài là nơi để tương tác và chia sẻ, đó còn là nơi cho khách hàng của bạn để lại những bình luận, phản hồi về thương hiệu của bạn. Nhận những feedback tiêu cực của người mua không đáng sợ như bạn nghĩ. Thậm chí, đây còn là cơ hội tốt để thể hiện sự khiêm tốn, hiểu biết và sẵn lòng chăm sóc khách hàng của bạn.
Ngay như những tập đoàn lớn như Whole Foods họ cũng đăng những bài viết, phản hồi các dòng tweet của khách hàng nói về dịch vụ của họ, bất kể đó là feedback tốt hay xấu. Dưới đây là một ví dụ về feedback tiêu cực của khách hàng. Hãy tham khảo cách mà Whole Foods đã kịp thời hỗ trợ và giải quyết những phàn nàn của khách nhé.

Mạng xã hội mang đến cho doanh nghiệp và thương hiệu của bạn cơ hội để trao đổi và tương tác với những đối tượng khách hàng tiềm năng, hiểu và đáp ứng kịp thời những nhu cầu của họ đối với sản phẩm và dịch vụ của bạn. Nhưng để trở thành một thương hiệu được yêu thích và nhớ đến, bạn cần phải sáng tạo ra những nội dung chất lượng và bổ ích, khéo léo tương tác và phản hồi với khách hàng, kêu gọi sự chia sẻ cảm xúc lẫn suy nghĩ của họ. Hi vọng 7 gợi ý trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình xây dựng thương hiệu trên mạng xã hội.
Chúc bạn buôn may bán đắt!
Moteefe Vietnam Team